“Ăn thịt tươi thịt sống phải tẩy giun mỗi tháng một lần nha”
Trước tiên Genii xin nói về vấn đề “ăn chín uống sôi” này, rất nhiều phụ huynh lo lắng cho thú cưng của mình trước phương pháp ăn tươi sống mà vấn đề giun sán là nổi lo sợ bậc nhất. Genii hiểu nổi ám ảnh, lo sợ đó hoàn toàn đúng nhưng chưa có cách hiểu thấu đáo và khoa học về nó, do đó Genii xin được giải đáp vấn đề.
Một lần nữa Genii xin khẳng định nguy cơ mắc giun sán khi ăn thịt sống vô cùng thấp, có vô vàn nguyên nhân khác gây ra bệnh giun sán ở mèo và cho mèo tẩy giun định kỳ mỗi tháng là SAI LẦM không hề nhỏ.
# Nguyên nhân gây bệnh giun sán
Thịt sống có nguy cơ mắc giun sán nếu như nó có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, từ khâu giết mổ, bảo quản cho đến sơ chế và thành phẩm. Với nguyên nhân này thì Genii khuyên các bạn nên chọn lựa kỹ nhà cung cấp chất lượng và uy tín. Ngoài ra, các nguyên nhân dưới đây có tỉ lệ khiến mèo mắc giun sán cao hơn:
1. Nhiễm giun sán từ sữa mẹ khi cho mèo con bú. 2. Sở thích và thói quen cắn, gặm, liếm đồ vật, đất cát của mèo. 3. Ăn những con mồi mang mầm bệnh như gián, chuột, chim, thằn lằn, bò sát, lưỡng cư hoặc cá trong bể. 4. Các sinh vật truyền bệnh như ruồi, muỗi và bọ chét. 5. Tiếp xúc với các động vật bị nhiễm bệnh khác. 6. Ăn hoặc tiếp xúc với phân, dịch ói của động vật nhiễm bệnh. 7. Khu vực sống thiếu ánh sáng, thiếu vệ sinh và đặc biệt là khay vệ sinh của mèo không được dọn rửa thường xuyên. 8. Mèo thường xuyên ra ngoài, tiếp xúc môi trường ẩm thấp, có nhiều ao hồ, vũng đọng.
Dù là nguyên nhân nào thì điều quan trọng là Genii muốn bạn hiểu rằng, giun sán không chỉ gây ra các vấn đề nghiêm trọng với sức khoẻ của mèo nếu không được điều trị mà nó còn có khả năng lây lan sang người rất cao.
# Một số loại ký sinh trùng phổ biến
1. Giun đũa: loại giun phổ biến nhất với mèo. Loại giun hình đũa có chiều dài 7 – 14cm. Quá trình nhiễm giun đũa xuất phát từ việc ăn và tiếp xúc với phân vật chủ bị bệnh. Đây là loài có sức đề kháng và khả năng phục hồi cực kỳ cao, trứng của loại giun này có thể truyền qua phân và tồn tại trong môi trường vài năm.
Giun đũa phổ biến ở mèo là Toxocara cati và Toxascaris leonina, loại giun này được truyền từ mèo mẹ sang mèo con thông qua sữa mà mẹ mèo sản xuất. Bất cứ mèo nào nhiễm giun đũa, dù là dạng ấu trùng, chúng có thể nằm im trong cơ thể và không có biểu hiện. Khi mèo cái mang thai, do sự thay đổi của nội tiết, những ấu trùng này một là sẽ di chuyển đến tuyến vú và bài tiết qua sữa, hai là chúng sẽ đi qua nhau thai. Đây là con đường rất phổ biến, mèo con thường được sinh ra với giun đũa đã phát triển trong ruột của chúng, nếu nặng chúng sẽ rất ốm yếu và còi cọc.
2. Giun móc: loại giun nhỏ, chiều dài cỡ 3cm, cư trú ở ruột non và ăn máu. Chúng gây ra bệnh thiếu máu đe doạ tính mạng của mèo ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mèo con. Giun móc truyền nhiễm qua phân và có ghể lây cho người.
3. Sán dây: loại sán dài và dẹp, kích thước cỡ 20cm, nhìn như hạt gạo. Mèo nhiễm sán dây do ăn phải trứng và ấu trùng của các động vật như chim, chuột, gián hoặc bọ chét gây ra. Sán dây có thể tiêu hoá một phần dinh dưỡng của mèo khi bị nhiễm, gây suy dinh dưỡng sụt cân cho mèo.
Dipylidium canium và Taenia taeniaeformis là hai loại sán dây phổ biến nhất thế giới. – Dipylidium canium được nhiễm qua bọ chét. Có thể giả định rằng bất cứ con mèo nào có bọ chét cũng có nguy cơ nhiễm loại giun này. – Taenia taeniaeformis có trong các loại gậm nhấm nhỏ như chuột nhà, chuột nhắt. – Diphylobothirium latum có vật chủ trung gian là cá. – Spirometra spp vật chủ trung gian là bò sát, lưỡng cư, gậm nhấm. – Echinococcus multilocularis có vật chủ là gậm nhấm.
4. Giun roi: cư trú ở manh tràng và ruột kết của mèo. Chúng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan này và được coi là loài có hại nhất cho mèo hiện nay.
5. Giun tim: sống trong tim và động mạch phổi. Có thể gây tử vong cho mèo, bị truyền nhiễm do Muỗi.
# LỊCH TẨY GIUN HIỆU QUẢ
Hầu hết những con mèo bị nhiễm bệnh thường không có dấu hiệu nhiễm giun sán tuy nhiên khi nhiễm giun nặng sẽ có các biểu hiện như sụt cân, còi cọc, trơ xương, nôn mửa, tiêu chảy (đôi khi có máu) và chậm phát triển. Tẩy giun là phương pháp đề phòng hiệu quả nhất để bảo vệ mèo và cũng như chính sức khoẻ của bạn.
Dưới đây là lịch tẩy giun cơ bản và hiệu quả nhất, lịch trình này có thể khác tuỳ theo hãng sản xuất thuốc tẩy giun.
Mèo con (Kitten) có nguy cơ cao nhiễm giun từ mèo mẹ do đó việc tẩy giun sẽ bắt đầu từ khi mèo còn bé ở các thời điểm sau:
– Mèo con ở giai đoạn 2 – 8 tuần tuổi, cách 2 tuần/1 lần. (Tuần thứ 2, 4, 6, 8 )
– Mèo con ở giai đoạn 8 – 16 tuần tuổi, cách 4 tuần/ 1 lần. (Tuần thứ 12, 16)
– Mèo con ở giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi, cách 2 tháng 1 lần.
– Mèo con ở giai đoạn 6 tháng – 1 năm tuổi, cách 3 tháng 1 lần.
Mèo trưởng thành (Adult Cat):
– Mèo trưởng thành tốt nhất sẽ được tẩy giun 2 lần/ 1 năm.
– Đối với mèo hay săn bắt, sống ở ngoài trời nhiều (outside), mỗi 3 lần 1 năm có thể là điều cần thiết.
Mèo bầu (Pregnant Cat): Mèo cái tốt nhất nên được tẩy giun trước khi giao phối và ít nhất 10 ngày trước khi sinh.
Dù ăn bất cứ loại thức ăn nào không chỉ riêng thức ăn tươi sống, mèo cần phải được tẩy giun theo định kỳ để đảm bảo sức khoẻ. Nhưng lạm dụng thuốc tẩy giun có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của mèo cũng như gây lờn thuốc với các loại ký sinh trùng này hơn.
VẤN ĐỀ GIUN SÁN VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA HIỆU QUẢ?!
“Ăn thịt tươi thịt sống phải tẩy giun mỗi tháng một lần nha”
Trước tiên Genii xin nói về vấn đề “ăn chín uống sôi” này, rất nhiều phụ huynh lo lắng cho thú cưng của mình trước phương pháp ăn tươi sống mà vấn đề giun sán là nổi lo sợ bậc nhất. Genii hiểu nổi ám ảnh, lo sợ đó hoàn toàn đúng nhưng chưa có cách hiểu thấu đáo và khoa học về nó, do đó Genii xin được giải đáp vấn đề.
Một lần nữa Genii xin khẳng định nguy cơ mắc giun sán khi ăn thịt sống vô cùng thấp, có vô vàn nguyên nhân khác gây ra bệnh giun sán ở mèo và cho mèo tẩy giun định kỳ mỗi tháng là SAI LẦM không hề nhỏ.
# Nguyên nhân gây bệnh giun sán
Thịt sống có nguy cơ mắc giun sán nếu như nó có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng, từ khâu giết mổ, bảo quản cho đến sơ chế và thành phẩm. Với nguyên nhân này thì Genii khuyên các bạn nên chọn lựa kỹ nhà cung cấp chất lượng và uy tín. Ngoài ra, các nguyên nhân dưới đây có tỉ lệ khiến mèo mắc giun sán cao hơn:
1. Nhiễm giun sán từ sữa mẹ khi cho mèo con bú.
2. Sở thích và thói quen cắn, gặm, liếm đồ vật, đất cát của mèo.
3. Ăn những con mồi mang mầm bệnh như gián, chuột, chim, thằn lằn, bò sát, lưỡng cư hoặc cá trong bể.
4. Các sinh vật truyền bệnh như ruồi, muỗi và bọ chét.
5. Tiếp xúc với các động vật bị nhiễm bệnh khác.
6. Ăn hoặc tiếp xúc với phân, dịch ói của động vật nhiễm bệnh.
7. Khu vực sống thiếu ánh sáng, thiếu vệ sinh và đặc biệt là khay vệ sinh của mèo không được dọn rửa thường xuyên.
8. Mèo thường xuyên ra ngoài, tiếp xúc môi trường ẩm thấp, có nhiều ao hồ, vũng đọng.
Dù là nguyên nhân nào thì điều quan trọng là Genii muốn bạn hiểu rằng, giun sán không chỉ gây ra các vấn đề nghiêm trọng với sức khoẻ của mèo nếu không được điều trị mà nó còn có khả năng lây lan sang người rất cao.
# Một số loại ký sinh trùng phổ biến
1. Giun đũa: loại giun phổ biến nhất với mèo. Loại giun hình đũa có chiều dài 7 – 14cm. Quá trình nhiễm giun đũa xuất phát từ việc ăn và tiếp xúc với phân vật chủ bị bệnh. Đây là loài có sức đề kháng và khả năng phục hồi cực kỳ cao, trứng của loại giun này có thể truyền qua phân và tồn tại trong môi trường vài năm.
Giun đũa phổ biến ở mèo là Toxocara cati và Toxascaris leonina, loại giun này được truyền từ mèo mẹ sang mèo con thông qua sữa mà mẹ mèo sản xuất. Bất cứ mèo nào nhiễm giun đũa, dù là dạng ấu trùng, chúng có thể nằm im trong cơ thể và không có biểu hiện. Khi mèo cái mang thai, do sự thay đổi của nội tiết, những ấu trùng này một là sẽ di chuyển đến tuyến vú và bài tiết qua sữa, hai là chúng sẽ đi qua nhau thai. Đây là con đường rất phổ biến, mèo con thường được sinh ra với giun đũa đã phát triển trong ruột của chúng, nếu nặng chúng sẽ rất ốm yếu và còi cọc.
2. Giun móc: loại giun nhỏ, chiều dài cỡ 3cm, cư trú ở ruột non và ăn máu. Chúng gây ra bệnh thiếu máu đe doạ tính mạng của mèo ở mọi lứa tuổi, đặc biệt là mèo con. Giun móc truyền nhiễm qua phân và có ghể lây cho người.
3. Sán dây: loại sán dài và dẹp, kích thước cỡ 20cm, nhìn như hạt gạo. Mèo nhiễm sán dây do ăn phải trứng và ấu trùng của các động vật như chim, chuột, gián hoặc bọ chét gây ra. Sán dây có thể tiêu hoá một phần dinh dưỡng của mèo khi bị nhiễm, gây suy dinh dưỡng sụt cân cho mèo.
Dipylidium canium và Taenia taeniaeformis là hai loại sán dây phổ biến nhất thế giới.
– Dipylidium canium được nhiễm qua bọ chét. Có thể giả định rằng bất cứ con mèo nào có bọ chét cũng có nguy cơ nhiễm loại giun này.
– Taenia taeniaeformis có trong các loại gậm nhấm nhỏ như chuột nhà, chuột nhắt.
– Diphylobothirium latum có vật chủ trung gian là cá.
– Spirometra spp vật chủ trung gian là bò sát, lưỡng cư, gậm nhấm.
– Echinococcus multilocularis có vật chủ là gậm nhấm.
4. Giun roi: cư trú ở manh tràng và ruột kết của mèo. Chúng gây ra tổn thương nghiêm trọng cho các cơ quan này và được coi là loài có hại nhất cho mèo hiện nay.
5. Giun tim: sống trong tim và động mạch phổi. Có thể gây tử vong cho mèo, bị truyền nhiễm do Muỗi.
# LỊCH TẨY GIUN HIỆU QUẢ
Hầu hết những con mèo bị nhiễm bệnh thường không có dấu hiệu nhiễm giun sán tuy nhiên khi nhiễm giun nặng sẽ có các biểu hiện như sụt cân, còi cọc, trơ xương, nôn mửa, tiêu chảy (đôi khi có máu) và chậm phát triển. Tẩy giun là phương pháp đề phòng hiệu quả nhất để bảo vệ mèo và cũng như chính sức khoẻ của bạn.
Dưới đây là lịch tẩy giun cơ bản và hiệu quả nhất, lịch trình này có thể khác tuỳ theo hãng sản xuất thuốc tẩy giun.
Mèo con (Kitten) có nguy cơ cao nhiễm giun từ mèo mẹ do đó việc tẩy giun sẽ bắt đầu từ khi mèo còn bé ở các thời điểm sau:
– Mèo con ở giai đoạn 2 – 8 tuần tuổi, cách 2 tuần/1 lần. (Tuần thứ 2, 4, 6, 8 )
– Mèo con ở giai đoạn 8 – 16 tuần tuổi, cách 4 tuần/ 1 lần. (Tuần thứ 12, 16)
– Mèo con ở giai đoạn 4 – 6 tháng tuổi, cách 2 tháng 1 lần.
– Mèo con ở giai đoạn 6 tháng – 1 năm tuổi, cách 3 tháng 1 lần.
Mèo trưởng thành (Adult Cat):
– Mèo trưởng thành tốt nhất sẽ được tẩy giun 2 lần/ 1 năm.
– Đối với mèo hay săn bắt, sống ở ngoài trời nhiều (outside), mỗi 3 lần 1 năm có thể là điều cần thiết.
Mèo bầu (Pregnant Cat): Mèo cái tốt nhất nên được tẩy giun trước khi giao phối và ít nhất 10 ngày trước khi sinh.
Dù ăn bất cứ loại thức ăn nào không chỉ riêng thức ăn tươi sống, mèo cần phải được tẩy giun theo định kỳ để đảm bảo sức khoẻ. Nhưng lạm dụng thuốc tẩy giun có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá của mèo cũng như gây lờn thuốc với các loại ký sinh trùng này hơn.