Trong tất cả chúng ta, ai từng ôm mèo đến thú y chữa bệnh đều có chung một cảm giác thấp thỏm lo âu. BỆNH xảy ra trên người hay trên chó mèo cũng là vậy, khi đó nó có nghĩa là cơ thể đang gặp VẤN ĐỀ. Vấn đề về tiêu hoá, về tim, gan, thận, tiết niệu hay bất cứ cơ quan nào trên cơ thể.
Khi gặp VẤN ĐỀ, bạn tìm đến bệnh viện để làm gì? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Ai là người GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ cho bạn? Bác sĩ. VẤN ĐỀ sẽ được giải quyết dựa trên các yếu tố:
– Loại mầm bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Lành tính hay ác tính.
– Tình trạng của bệnh nhân. Mức độ nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính.
– Sức đề kháng của cá thể. Mỗi cá thể có đề kháng khác nhau, đó là kết quả của sự hình thành miễn dịch qua sinh hoạt thường ngày của mèo.
– Mức độ quan tâm của chủ mèo. Thể hiện ở 3 yếu tố trên.
– Tay nghề và y đức của bác sĩ.
– Yếu tố may mắn.
Nếu con mèo may mắn vượt qua bệnh tật, thì người ta thường nghĩ công trạng của chiến tích này thuộc về bác sĩ và người chăm mèo, ok vậy đi. Nhưng nếu không may không vượt qua được, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời với một công thức “ƯỚC GÌ hoặc PHẢI CHI + abc + xyz” kèm thêm “không biết bao nhiêu” sự hối tiếc.
Rât dễ thấy cái kiểu than vãn này ở những người mang mèo đến thú y thông tiểu vì sạn thận, lý do chính là thói quen ăn uống ba láp ba xàm cả ngàn thứ mà họ nghĩ là con mèo CẦN. Tiếng kêu la âm ĩ của con mèo bị thông tiểu làm chủ nhân nó lo sốt vó và thầm nguyện ước: “ƯỚC GÌ/ PHẢI CHI tôi cho mèo tôi ăn cái này mà không phải ăn cái kia để nó không phải bị như vầy.”
Phòng bệnh thì nó dễ hơn nhiều nhưng nó không có nghĩa là chỉ nói suông cho sang mồm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nó có nghĩa là Ý THỨC và TRÁCH NHIỆM của người chủ.
Phòng bệnh là bạn chủ động dùng nhiều biện pháp thiết thực để phòng chống lại mọi nguy cơ dẫn đến VẤN ĐỀ. Có rất nhiều cách thức để phòng bệnh: – Khoa học thực dưỡng. Thói quen ăn uống là điều quan trọng, ăn cái gì cho phù hợp? Ăn bao nhiêu là đủ? Hấp thu được bao nhiêu? Tất cả là do chủ nhân của mèo quyết định, chủ chỉ cần nhớ “BỆNH TỪ MIỆNG MÀ VÀO, HOẠ TỪ MIỆNG MÀ RA”. – Môi trường sống – mèo sẽ vô cùng biết ơn nếu nó được sống ở một nơi hoàn toàn thoải mái, không có áp lực từ môi trường, tác động của ô nhiễm và mầm bệnh. – Chế độ sinh hoạt, luyện tập có nghĩa là bạn nên dẹp bỏ cái suy nghĩ BÉO TỐT và LƯỜI VẬN ĐỘNG là đáng yêu đi. Đã béo mà còn lười vận động thì sớm muộn nó cũng thành bệnh. Khi cơ thể vận động cũng là lúc hoạt động của các tế bào diễn ra mạnh hơn, đặc biệt là các tế bào lympho của hệ miễn dịch. Ngoài tự nhiên, nếu nó không tự vận động đồng nghĩa việc nó đang muốn chết. – Chủ động tiêm phòng và tránh tiếp xúc mầm bệnh. Chỉ cần tạo điều kiện môi trường sống cho mèo thật tốt là đủ, mèo không có nhu cầu “Đưa em đi trốn”. Thật ra đưa mèo ra ngoài đổi khí trời không xấu nhưng chủ cần biết rõ địa điểm đến là nơi không có mầm bệnh, không thường xuyên có chó mèo qua lại và đủ tự tin rằng miễn dịch của mèo đủ khả năng miễn nhiễm.
Với tất cả sự yêu thương của bạn dành cho chó mèo, hãy thể hiện Ý THỨC và TRÁCH NHIỆM.
PHÒNG BỆNH & CHỮA BỆNH
Trong tất cả chúng ta, ai từng ôm mèo đến thú y chữa bệnh đều có chung một cảm giác thấp thỏm lo âu. BỆNH xảy ra trên người hay trên chó mèo cũng là vậy, khi đó nó có nghĩa là cơ thể đang gặp VẤN ĐỀ. Vấn đề về tiêu hoá, về tim, gan, thận, tiết niệu hay bất cứ cơ quan nào trên cơ thể.
Khi gặp VẤN ĐỀ, bạn tìm đến bệnh viện để làm gì? GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
Ai là người GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ cho bạn? Bác sĩ.
VẤN ĐỀ sẽ được giải quyết dựa trên các yếu tố:
– Loại mầm bệnh mà bệnh nhân mắc phải. Lành tính hay ác tính.
– Tình trạng của bệnh nhân. Mức độ nặng hay nhẹ, cấp tính hay mãn tính.
– Sức đề kháng của cá thể. Mỗi cá thể có đề kháng khác nhau, đó là kết quả của sự hình thành miễn dịch qua sinh hoạt thường ngày của mèo.
– Mức độ quan tâm của chủ mèo. Thể hiện ở 3 yếu tố trên.
– Tay nghề và y đức của bác sĩ.
– Yếu tố may mắn.
Nếu con mèo may mắn vượt qua bệnh tật, thì người ta thường nghĩ công trạng của chiến tích này thuộc về bác sĩ và người chăm mèo, ok vậy đi. Nhưng nếu không may không vượt qua được, chúng ta sẽ nhận được câu trả lời với một công thức “ƯỚC GÌ hoặc PHẢI CHI + abc + xyz” kèm thêm “không biết bao nhiêu” sự hối tiếc.
Rât dễ thấy cái kiểu than vãn này ở những người mang mèo đến thú y thông tiểu vì sạn thận, lý do chính là thói quen ăn uống ba láp ba xàm cả ngàn thứ mà họ nghĩ là con mèo CẦN. Tiếng kêu la âm ĩ của con mèo bị thông tiểu làm chủ nhân nó lo sốt vó và thầm nguyện ước: “ƯỚC GÌ/ PHẢI CHI tôi cho mèo tôi ăn cái này mà không phải ăn cái kia để nó không phải bị như vầy.”
Phòng bệnh thì nó dễ hơn nhiều nhưng nó không có nghĩa là chỉ nói suông cho sang mồm “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, nó có nghĩa là Ý THỨC và TRÁCH NHIỆM của người chủ.
Phòng bệnh là bạn chủ động dùng nhiều biện pháp thiết thực để phòng chống lại mọi nguy cơ dẫn đến VẤN ĐỀ. Có rất nhiều cách thức để phòng bệnh:
– Khoa học thực dưỡng. Thói quen ăn uống là điều quan trọng, ăn cái gì cho phù hợp? Ăn bao nhiêu là đủ? Hấp thu được bao nhiêu? Tất cả là do chủ nhân của mèo quyết định, chủ chỉ cần nhớ “BỆNH TỪ MIỆNG MÀ VÀO, HOẠ TỪ MIỆNG MÀ RA”.
– Môi trường sống – mèo sẽ vô cùng biết ơn nếu nó được sống ở một nơi hoàn toàn thoải mái, không có áp lực từ môi trường, tác động của ô nhiễm và mầm bệnh.
– Chế độ sinh hoạt, luyện tập có nghĩa là bạn nên dẹp bỏ cái suy nghĩ BÉO TỐT và LƯỜI VẬN ĐỘNG là đáng yêu đi. Đã béo mà còn lười vận động thì sớm muộn nó cũng thành bệnh. Khi cơ thể vận động cũng là lúc hoạt động của các tế bào diễn ra mạnh hơn, đặc biệt là các tế bào lympho của hệ miễn dịch. Ngoài tự nhiên, nếu nó không tự vận động đồng nghĩa việc nó đang muốn chết.
– Chủ động tiêm phòng và tránh tiếp xúc mầm bệnh. Chỉ cần tạo điều kiện môi trường sống cho mèo thật tốt là đủ, mèo không có nhu cầu “Đưa em đi trốn”. Thật ra đưa mèo ra ngoài đổi khí trời không xấu nhưng chủ cần biết rõ địa điểm đến là nơi không có mầm bệnh, không thường xuyên có chó mèo qua lại và đủ tự tin rằng miễn dịch của mèo đủ khả năng miễn nhiễm.
Với tất cả sự yêu thương của bạn dành cho chó mèo, hãy thể hiện Ý THỨC và TRÁCH NHIỆM.