Các vấn đề về tai ở loài mèo diễn ra khá phổ biến, chúng có thể ảnh hưởng đến vành tai, lỗ tai bao gồm cả phần bên trong của loài mèo. Các bệnh phổ biến nhất sẽ ảnh hưởng đến lỗ tai và có thể khiến chúng mắc bệnh khiếm thính.
# Các bệnh ảnh hưởng đến vành tai:
• Những vết thương: Các vết thương ảnh hưởng đến vành tai chủ yếu là do mèo đánh nhau gây ra tổn thương do vết cắn hoặc móng vuốt. Vết thương do vết cắn hoặc vết xước có thể dẫn đến rách vành tai và trong hầu hết các trường hợp này, vết thương cần được phép chữa lành mà không sử dụng biện pháp khâu vết thương. Trong một số trường hợp, đặc biệt là với vết thương ở mèo do bị cắn có thể gây ra nhiễm trùng và sưng tấy kèm theo áp xe có thể khiến tình trạng tệ hơn, vì thế bạn nên đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra tất cả những vết thương và sưng tấy ở tai để có xác định phương pháp điều trị cần thiết cho chúng.
• Tụ máu: Tụ máu là do một vết sưng to và chứa đầy máu, nguyên nhân là do vỡ một mạch máu nhỏ dưới da dẫn đến xuất huyết và tích tụ máu giữa da và sụn ở loài mèo. Tụ máu thường thấy ở chó nhiều hơn mèo, và đa số là do chấn thương khi mèo tự lắc hoặc gãi tai quá mạnh. Vết sưng tụ máu thường có dấu hiệu phát triển nhanh chóng và khiến mèo của bạn ở trong tình trạng đau đớn. Bác sĩ thú y của bạn sẽ cần xác định cả nguyên nhân cơ bản gây ra vết sưng cho tai và sau đó sẽ xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho tụ máu ở tai, có thể bao gồm phẫu thuật trong một số trường hợp đặc biệt. Vết thương này thường xơ hóa và trở thành sẹo sau khi chữa khỏi có thể gây ra biến dạng nhẹ ở tai.
• Viêm da do ánh nắng mặt trời: Đây là tình trạng viêm thường xảy ra ở phần da của đỉnh tai do tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. Hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở những chú mèo có đôi tai màu trắng hoặc nhợt nhạt và đặc biệt ở những đất nước có mức xạ tia UV cao. Trong giai đoạn đầu của bệnh này, phần da sẽ có màu hồng nhạt và có vảy nhưng khi tình trạng của bệnh tiến triển, da có thể bị đóng vảy, lở loét và có thể gây ra chảy máu. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ có thể tiến triển thành ung thư ở mô tế bào vảy (một loại u ác tính ở da loài mèo). Phẫu thuật cắt bỏ vành tai là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất được lựa chọn và tai mèo sau khi phẫu thuật sẽ rất dễ lành và không gây bất lợi sau này cho mèo. Để giảm nguy cơ mắc tình trạng này ở các quốc gia có mức độ bức xạ UV cao và ở những con mèo có nguy cơ bị mắc bệnh, bạn có thể:
– Tránh cho mèo tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào thời gian từ 10h sáng cho đến 15h chiều – Sử dụng kem chống nắng dành cho mèo ở tai và mũi và hãy hỏi tư vấn của bác sĩ thú y xem bạn nên dùng loại gì nhé . Tuyệt đối không sản phẩm dành cho người một số sản phẩm có thể có khả năng gây độc cho mèo. Vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng những loại được thiết kế riêng cho mèo.
• Nhiễm bọ ve: Tình trạng này hay gặp trên da, mặc dù thời gian đầu có thể bình thường nhưng về sau có thể gây kích ứng và ngứa dữ dội ở da của loài mèo. Tai mèo thường là nơi rất dễ bị kích ứng và hầu hết để chẩn đoán bạn có thể nhờ đến bác sĩ thú y xét nghiệm bằng vết cạo được lấy từ da. Nếu mèo của bạn bị nhiễm bọ ve, bạn có thể điều trị bằng thuốc của bác sĩ thú y.
• Bọ ve theo mùa: Đây là một vấn đề theo mùa của loài mèo khi chúng ra ngoài chơi và dính phải ấu trùng của loài bọ ve. Những ấu trùng này thường xuất hiện trên tai, mặt và bàn chân, chúng gây kích ứng và mẩn đỏ ở loài mèo. Bạn cũng có thể điều trị một cách hiệu quả từ lời khuyên của bác sĩ thú y nhé.
# Các bệnh ảnh hưởng tới lỗ tai
• Viêm tai do ký sinh trùng: Đây là nguyên nhân gây viêm lỗ tai xuất hiện rất phổ biến ở loài mèo, đặc biệt là những chú mèo non. Nhiễm trùng tai có thể dễ dàng lây lan từ mèo này sang mèo khác. Bản thân ký sinh trùng rất khó có thể phát hiện, chúng chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường như một đốm trắng bẩn và di chuyển thường xuyên. Bạn có thể tìm thấy một số lượng rất lớn những con ký sinh trùng này ở trong tai mèo, thậm chí ở cả mèo con. Ký sinh trùng thường dành cả đời ở trong hoặc xung quanh lỗ tai, và chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn lên đến 2-3 tuần trong môi trường. Mèo thường có rất ít dấu hiệu của nhiễm trùng tai, nhưng hầu hết ký sinh trùng đều tạo ra phản ứng dị ứng mạnh kèm theo ngứa dữ dội khiến cho da trong lỗ tai có thể trở nên dày lên. Từ đó mèo sẽ gãi tai, lắc đầu và thường có một chất dịch chảy ra từ trong tai với dạng sáp sẫm màu hoặc đen. Trong một số trường hợp có thể có thể gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Việc chẩn đoán và điều trị thường rất đơn giản và có thể không nhất thiết phải sử dụng thuốc nhỏ tai. Một số loại thuốc diệt ký sinh trùng “trực tiếp lên vết thương” như selamectin rất hiệu quả đối với ký sinh trùng ở tai và có thể không cần bôi trực tiếp vào tai. Trong một số trường hợp bạn sẽ có thể cần làm sạch tai cho mèo của bạn thật cẩn thận, nhưng điều này nên được thực hiện bởi bác sĩ thú y và có thể sử dụng biện pháp gây mê để việc điều trị được an toàn.
• Nhiễm trùng do vi khuẩn trong môi trường: Nhiễm trùng do vi khuẩn thường xảy ra sau khi gặp phải một số vấn đề về tai trước đó chẳng hạn như ve tai, dị vật, chấn thương, ký sinh trùng… mặc dù việc nhiễm trùng này có thể xảy ra mà không có một nguyên nhân rõ ràng đặc biệt là ở mèo con. Nấm (lên vẩy nấm) cũng có thể có ở loài mèo. Trong ống tai mèo thường có mủ, ráy tai có thể gây ra mùi hôi khiến mèo của bạn khó chịu. Nếu có những dấu hiệu trên bạn nên đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra cẩn thận mèo của bạn để tìm kiếm nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh về tai và một số trường hợp có thể sẽ phải gây mê trong một thời gian ngắn để kiểm tra toàn diện hoặc làm sạch tai. Bác sĩ thú y có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai kháng khuẩn để điều trị. Một lần nữa, đừng bị dụ mua thuốc nhỏ tai từ những cửa hàng thú cưng hoặc nơi khác vì những loại thuốc này sẽ không hiệu quả như thuốc điều trị mà bác sĩ thú y đã đưa ra và thậm chí có thể gây nguy hiểm, tổn thương nào đối với màng nhĩ khiến mèo của bạn bị điếc vĩnh viễn
• Dị vật: Mặc dù phổ biến hơn ở chó nhiều hơn mèo, nhưng đôi khi dị vật như những loại hạt hoặc ngọn cỏ có thể mắc kẹt trong ống tai. Điều này thường gây ra cơn đau đột ngột, mèo của bạn sẽ gãi tai, ôm đầu sang một bên… Mèo của bạn khi đến bác sĩ thú y sẽ cần được gây mê trong thời gian ngắn để loại bỏ dị vật một cách an toàn mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho tai.
• Các khối u trong lỗ tai: U lỗ tai thường xuyên xuất hiện ở mèo già, các khối u có thể phát triển ở lớp da trong lỗ tai. Những khối u này có thể là khối u lành tính nhưng trong nhiều trường hợp có thể là ác tính. Chúng thường xuất hiện trong dạng nhiều nốt nhỏ và thường bị nhiễm trùng xuất hiện từ những vết thương trước đó. Bác sĩ thú y của bạn sẽ cần kiểm tra mèo và có thể tiến hành đánh giá để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị thích hợp nhất. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết.
Các bệnh ảnh hưởng đến tai giữa và tai trong Do sự liên kết rất chặt chẽ của tai giữa và tai trong, các bệnh ảnh hưởng đến tai giữa chẳng hạn như viêm tai giữa cũng thường ảnh hưởng đến tai trong và gây xáo trộn sự cân bằng của tai. Mèo bị ảnh hưởng có thể nghiêng đầu sang một bên, đi lại khó khăn và có xu hướng đi vòng tròn về phía tai bị ảnh hưởng. Ở một số mèo, bệnh gặp ở tai giữa cũng sẽ lan ra tai ngoài hoặc ngược lại và màng nhĩ sẽ bị tổn hại.
• Nhiễm trùng tai giữa: Bệnh này thường thấy ở mèo con hơn mèo trưởng thành và thường là do nhiễm trùng lan lên ống eustachian (ống nhỏ nối mũi với tai giữa ở loài mèo). Điều này có thể xảy ra như một biến chứng của việc nhiễm trùng đường hô hấp ở loài mèo. Trong trường hợp viêm tai giữa, nếu màng nhĩ bị tổn thương thì việc nhiễm trùng có thể dễ dàng lan rộng ảnh hưởng đến tai giữa cùng tai trong và sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sau này.
• Polyp: Là một dạng vết thương có hình dáng giống với một khối u nhưng không phải là u, nó có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp thường do niêm mạc hoặc bộ phận dưới niêm mạc tạo thành. Mèo ở mọi lứa tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi polyp nhưng nó thường thấy nhất ở mèo trưởng thành. Polyp có thể phát triển trong vòm họng hoặc tai giữa của mèo, và nếu ở tai giữa nó có thể làm cho màng nhĩ bị vỡ và xuất hiện trong lỗ tai.
• Các khối u: Hiếm khi mà tai giữa bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các khối u lành tính hoặc ác tính.
Việc kiểm tra và quản lý bệnh ở tai giữa sẽ khác nhau ở từng con mèo. Thông thường sẽ chụp X-quang hoặc một số công nghệ tiên tiến hơn như chụp CT hoặc chụp MR sẽ giúp việc đánh giá tình trạng tai giữa diễn ra dễ đang hơn, và trong hầu hết các trường hợp sẽ cần gây mê để kiểm tra kỹ lưỡng ống tai. Có thể sẽ cần rửa tai hoặc lấy mẫu tế bào từ tai giữa để xác định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được thực biện, và phẫu thuật có thể bao gồm một thủ thuật gọi là “cắt xương bulla” là một phần xương của tai giữa để có thể loại bỏ thành công một khối u ví dụ như polyp.
CÁC VẤN ĐỀ VỀ TAI Ở MÈO
Các vấn đề về tai ở loài mèo diễn ra khá phổ biến, chúng có thể ảnh hưởng đến vành tai, lỗ tai bao gồm cả phần bên trong của loài mèo. Các bệnh phổ biến nhất sẽ ảnh hưởng đến lỗ tai và có thể khiến chúng mắc bệnh khiếm thính.
# Các bệnh ảnh hưởng đến vành tai:
• Những vết thương: Các vết thương ảnh hưởng đến vành tai chủ yếu là do mèo đánh nhau gây ra tổn thương do vết cắn hoặc móng vuốt. Vết thương do vết cắn hoặc vết xước có thể dẫn đến rách vành tai và trong hầu hết các trường hợp này, vết thương cần được phép chữa lành mà không sử dụng biện pháp khâu vết thương. Trong một số trường hợp, đặc biệt là với vết thương ở mèo do bị cắn có thể gây ra nhiễm trùng và sưng tấy kèm theo áp xe có thể khiến tình trạng tệ hơn, vì thế bạn nên đưa đến bác sĩ thú y để kiểm tra tất cả những vết thương và sưng tấy ở tai để có xác định phương pháp điều trị cần thiết cho chúng.
• Tụ máu: Tụ máu là do một vết sưng to và chứa đầy máu, nguyên nhân là do vỡ một mạch máu nhỏ dưới da dẫn đến xuất huyết và tích tụ máu giữa da và sụn ở loài mèo. Tụ máu thường thấy ở chó nhiều hơn mèo, và đa số là do chấn thương khi mèo tự lắc hoặc gãi tai quá mạnh. Vết sưng tụ máu thường có dấu hiệu phát triển nhanh chóng và khiến mèo của bạn ở trong tình trạng đau đớn. Bác sĩ thú y của bạn sẽ cần xác định cả nguyên nhân cơ bản gây ra vết sưng cho tai và sau đó sẽ xác định phương pháp điều trị tốt nhất cho tụ máu ở tai, có thể bao gồm phẫu thuật trong một số trường hợp đặc biệt. Vết thương này thường xơ hóa và trở thành sẹo sau khi chữa khỏi có thể gây ra biến dạng nhẹ ở tai.
• Viêm da do ánh nắng mặt trời: Đây là tình trạng viêm thường xảy ra ở phần da của đỉnh tai do tiếp xúc với tia cực tím (UV) từ ánh sáng mặt trời. Hiện tượng này xảy ra phổ biến hơn ở những chú mèo có đôi tai màu trắng hoặc nhợt nhạt và đặc biệt ở những đất nước có mức xạ tia UV cao. Trong giai đoạn đầu của bệnh này, phần da sẽ có màu hồng nhạt và có vảy nhưng khi tình trạng của bệnh tiến triển, da có thể bị đóng vảy, lở loét và có thể gây ra chảy máu. Nếu bệnh không được điều trị sớm sẽ có thể tiến triển thành ung thư ở mô tế bào vảy (một loại u ác tính ở da loài mèo). Phẫu thuật cắt bỏ vành tai là một trong những phương pháp điều trị tốt nhất được lựa chọn và tai mèo sau khi phẫu thuật sẽ rất dễ lành và không gây bất lợi sau này cho mèo. Để giảm nguy cơ mắc tình trạng này ở các quốc gia có mức độ bức xạ UV cao và ở những con mèo có nguy cơ bị mắc bệnh, bạn có thể:
– Tránh cho mèo tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào thời gian từ 10h sáng cho đến 15h chiều
– Sử dụng kem chống nắng dành cho mèo ở tai và mũi và hãy hỏi tư vấn của bác sĩ thú y xem bạn nên dùng loại gì nhé . Tuyệt đối không sản phẩm dành cho người một số sản phẩm có thể có khả năng gây độc cho mèo. Vì vậy tốt nhất bạn nên sử dụng những loại được thiết kế riêng cho mèo.
• Nhiễm bọ ve: Tình trạng này hay gặp trên da, mặc dù thời gian đầu có thể bình thường nhưng về sau có thể gây kích ứng và ngứa dữ dội ở da của loài mèo. Tai mèo thường là nơi rất dễ bị kích ứng và hầu hết để chẩn đoán bạn có thể nhờ đến bác sĩ thú y xét nghiệm bằng vết cạo được lấy từ da. Nếu mèo của bạn bị nhiễm bọ ve, bạn có thể điều trị bằng thuốc của bác sĩ thú y.
• Bọ ve theo mùa: Đây là một vấn đề theo mùa của loài mèo khi chúng ra ngoài chơi và dính phải ấu trùng của loài bọ ve. Những ấu trùng này thường xuất hiện trên tai, mặt và bàn chân, chúng gây kích ứng và mẩn đỏ ở loài mèo. Bạn cũng có thể điều trị một cách hiệu quả từ lời khuyên của bác sĩ thú y nhé.
# Các bệnh ảnh hưởng tới lỗ tai
• Viêm tai do ký sinh trùng: Đây là nguyên nhân gây viêm lỗ tai xuất hiện rất phổ biến ở loài mèo, đặc biệt là những chú mèo non. Nhiễm trùng tai có thể dễ dàng lây lan từ mèo này sang mèo khác. Bản thân ký sinh trùng rất khó có thể phát hiện, chúng chỉ có thể nhìn thấy bằng mắt thường như một đốm trắng bẩn và di chuyển thường xuyên. Bạn có thể tìm thấy một số lượng rất lớn những con ký sinh trùng này ở trong tai mèo, thậm chí ở cả mèo con. Ký sinh trùng thường dành cả đời ở trong hoặc xung quanh lỗ tai, và chỉ có thể tồn tại trong thời gian ngắn lên đến 2-3 tuần trong môi trường. Mèo thường có rất ít dấu hiệu của nhiễm trùng tai, nhưng hầu hết ký sinh trùng đều tạo ra phản ứng dị ứng mạnh kèm theo ngứa dữ dội khiến cho da trong lỗ tai có thể trở nên dày lên. Từ đó mèo sẽ gãi tai, lắc đầu và thường có một chất dịch chảy ra từ trong tai với dạng sáp sẫm màu hoặc đen. Trong một số trường hợp có thể có thể gây ra nhiễm trùng thứ cấp. Việc chẩn đoán và điều trị thường rất đơn giản và có thể không nhất thiết phải sử dụng thuốc nhỏ tai. Một số loại thuốc diệt ký sinh trùng “trực tiếp lên vết thương” như selamectin rất hiệu quả đối với ký sinh trùng ở tai và có thể không cần bôi trực tiếp vào tai. Trong một số trường hợp bạn sẽ có thể cần làm sạch tai cho mèo của bạn thật cẩn thận, nhưng điều này nên được thực hiện bởi bác sĩ thú y và có thể sử dụng biện pháp gây mê để việc điều trị được an toàn.
• Nhiễm trùng do vi khuẩn trong môi trường: Nhiễm trùng do vi khuẩn thường xảy ra sau khi gặp phải một số vấn đề về tai trước đó chẳng hạn như ve tai, dị vật, chấn thương, ký sinh trùng… mặc dù việc nhiễm trùng này có thể xảy ra mà không có một nguyên nhân rõ ràng đặc biệt là ở mèo con. Nấm (lên vẩy nấm) cũng có thể có ở loài mèo. Trong ống tai mèo thường có mủ, ráy tai có thể gây ra mùi hôi khiến mèo của bạn khó chịu. Nếu có những dấu hiệu trên bạn nên đến gặp bác sĩ thú y để kiểm tra cẩn thận mèo của bạn để tìm kiếm nguyên nhân cơ bản gây nên bệnh về tai và một số trường hợp có thể sẽ phải gây mê trong một thời gian ngắn để kiểm tra toàn diện hoặc làm sạch tai. Bác sĩ thú y có thể cho bạn dùng thuốc kháng sinh, thuốc nhỏ tai kháng khuẩn để điều trị. Một lần nữa, đừng bị dụ mua thuốc nhỏ tai từ những cửa hàng thú cưng hoặc nơi khác vì những loại thuốc này sẽ không hiệu quả như thuốc điều trị mà bác sĩ thú y đã đưa ra và thậm chí có thể gây nguy hiểm, tổn thương nào đối với màng nhĩ khiến mèo của bạn bị điếc vĩnh viễn
• Dị vật: Mặc dù phổ biến hơn ở chó nhiều hơn mèo, nhưng đôi khi dị vật như những loại hạt hoặc ngọn cỏ có thể mắc kẹt trong ống tai. Điều này thường gây ra cơn đau đột ngột, mèo của bạn sẽ gãi tai, ôm đầu sang một bên… Mèo của bạn khi đến bác sĩ thú y sẽ cần được gây mê trong thời gian ngắn để loại bỏ dị vật một cách an toàn mà không gây ra bất kỳ tổn thương nào cho tai.
• Các khối u trong lỗ tai: U lỗ tai thường xuyên xuất hiện ở mèo già, các khối u có thể phát triển ở lớp da trong lỗ tai. Những khối u này có thể là khối u lành tính nhưng trong nhiều trường hợp có thể là ác tính. Chúng thường xuất hiện trong dạng nhiều nốt nhỏ và thường bị nhiễm trùng xuất hiện từ những vết thương trước đó. Bác sĩ thú y của bạn sẽ cần kiểm tra mèo và có thể tiến hành đánh giá để xác định nguyên nhân và tìm cách điều trị thích hợp nhất. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể cần thiết.
Các bệnh ảnh hưởng đến tai giữa và tai trong
Do sự liên kết rất chặt chẽ của tai giữa và tai trong, các bệnh ảnh hưởng đến tai giữa chẳng hạn như viêm tai giữa cũng thường ảnh hưởng đến tai trong và gây xáo trộn sự cân bằng của tai. Mèo bị ảnh hưởng có thể nghiêng đầu sang một bên, đi lại khó khăn và có xu hướng đi vòng tròn về phía tai bị ảnh hưởng. Ở một số mèo, bệnh gặp ở tai giữa cũng sẽ lan ra tai ngoài hoặc ngược lại và màng nhĩ sẽ bị tổn hại.
• Nhiễm trùng tai giữa: Bệnh này thường thấy ở mèo con hơn mèo trưởng thành và thường là do nhiễm trùng lan lên ống eustachian (ống nhỏ nối mũi với tai giữa ở loài mèo). Điều này có thể xảy ra như một biến chứng của việc nhiễm trùng đường hô hấp ở loài mèo. Trong trường hợp viêm tai giữa, nếu màng nhĩ bị tổn thương thì việc nhiễm trùng có thể dễ dàng lan rộng ảnh hưởng đến tai giữa cùng tai trong và sẽ gây ra những biến chứng ảnh hưởng đến sau này.
• Polyp: Là một dạng vết thương có hình dáng giống với một khối u nhưng không phải là u, nó có thể có cuống hoặc không có cuống. Polyp thường do niêm mạc hoặc bộ phận dưới niêm mạc tạo thành. Mèo ở mọi lứa tuổi có thể bị ảnh hưởng bởi polyp nhưng nó thường thấy nhất ở mèo trưởng thành. Polyp có thể phát triển trong vòm họng hoặc tai giữa của mèo, và nếu ở tai giữa nó có thể làm cho màng nhĩ bị vỡ và xuất hiện trong lỗ tai.
• Các khối u: Hiếm khi mà tai giữa bị ảnh hưởng bởi sự hiện diện của các khối u lành tính hoặc ác tính.
Việc kiểm tra và quản lý bệnh ở tai giữa sẽ khác nhau ở từng con mèo. Thông thường sẽ chụp X-quang hoặc một số công nghệ tiên tiến hơn như chụp CT hoặc chụp MR sẽ giúp việc đánh giá tình trạng tai giữa diễn ra dễ đang hơn, và trong hầu hết các trường hợp sẽ cần gây mê để kiểm tra kỹ lưỡng ống tai. Có thể sẽ cần rửa tai hoặc lấy mẫu tế bào từ tai giữa để xác định phương pháp điều trị thích hợp nhất. Trong một số trường hợp, phẫu thuật có thể được thực biện, và phẫu thuật có thể bao gồm một thủ thuật gọi là “cắt xương bulla” là một phần xương của tai giữa để có thể loại bỏ thành công một khối u ví dụ như polyp.