Ngày càng có nhiều chủ nuôi ý thức được tầm quan trọng của một chế độ ăn phù hợp mang lại nhiều giá trị với sức khỏe của thú cưng, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống của chúng, và nhiều chủ nuôi đã bắt tay vào việc tự chế biến thức ăn tại nhà cho các bé cưng. Việc tự chế biến thức ăn tại nhà cho thú cưng mang lại nhiều giá trị niềm tin, đảm bảo nguồn thực phẩm và luôn nhận được sự khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích chế độ ăn tự làm tại nhà mang lại thì cũng đồng thời cảnh báo rằng, không phải lúc nào tự chế biến cũng thật sự mang lại lợi ích và rất dễ mắc sai lầm.
Chủ nuôi có thể khẳng định 100% thực phẩm tự chế biến tại nhà là “thức ăn thực”, họ hoán đổi một vài thành phần luân phiên giữa các bữa ăn và thêm vào các loại bổ sung có sẵn trên thị trường, áp dụng một số công thức trên Internet hoặc chia sẻ trong các cộng đồng thú cưng và an tâm là nó hoàn toàn ổn với thú cưng của họ. Trên thực tế, mỗi loại thực phẩm được làm ra đều phải có quy chuẩn khuôn khổ dựa trên nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu để khi tiêu thụ, thực phẩm đó không chỉ “lót dạ” qua bữa mà còn đáp ứng cho nhu cầu duy trì và phát triển của thú cưng. Rắc rối ở chỗ, chúng đều có mắt xích với nhau và đòi hỏi chủ nuôi phải đủ am hiểu nhu cầu cơ bản cá nhân vật nuôi của họ, sau đó mới giải bài toán cân bằng.
# Lợi ích
Các lợi ích tiềm năng không thể phủ nhận mà chế độ ăn tự chế biến mang lại là bạn có thể biết chính xác những gì thú cưng của mình nạp vào cơ thể. Những loại thức ăn bán trên thị trường dù có uy tín nhưng vẫn luôn đặt dấu chấm hỏi với chủ nuôi.
Từ việc tự chọn lựa các thành phần trong chế độ ăn đảm bảo được rằng các thành phần này luôn có tỷ lệ tiêu hóa cao sau khi thú cưng tiêu thụ. Thực phẩm được hấp thụ tốt sẽ không được tống ra ngoài như một chất cặn bã nên phân của thú cưng lúc nào cũng có khối lượng nhỏ hơn so với tiêu thụ các loại thực phẩm rác kém hấp thụ.
Ngoài ra, chủ vật nuôi có thể tự điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp với tình trạng của thú cưng nhất. Trong một số giai đoạn phát triển hay tình trạng bệnh lý cá nhân, thú cưng cần một chế độ ăn hợp lý cho nhu cầu phục hồi thì chủ nuôi có thể cân nhắc thêm bớt các thành phần có ích cho các loại nhu cầu này. Nhưng điều này lại đòi hỏi chủ nuôi có mức kiến thức đủ rộng để am hiểu về thực phẩm, cách tính toán hoặc đơn giản là có thấu hiểu được nhu cầu cần thiết của thú cưng hay không.
# Hạn chế tiềm ẩn
Nhiều chủ vật nuôi mới bắt đầu nhập môn tự chế biến thức ăn hay nhầm lẫn rằng RAWFOOD chỉ dừng lại ở khái niệm thịt tươi sống đồng nghĩa với việc chỉ cho thú cưng của mình ăn một hai loại thịt cơ bản nhưng trên thực tế RAWFOOD có nghĩa rộng hơn rất nhiều và dù bất cứ chế độ dinh dưỡng nào thì cân bằng dinh dưỡng luôn là yếu tố tiên quyết mà nếu không triệt để được vấn đề này, chế độ ăn tự chế biến thậm chí còn tồi tệ hơn thức ăn thương mại rẻ tiền.
• Mặc dù thịt tươi là điểm khởi đầu tốt khi chủ nuôi nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng nhưng nó không đại diện cho một chế độ ăn cân bằng. Một ví dụ thường lấy là công thức cơ bản 80/10/10 được chia sẻ và áp dụng với nhiều người lại không phải là công thức cân bằng dinh dưỡng, theo thời gian nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với thú cưng của bạn ngay cả khi bạn thay đổi và luân phiên 3-4 loại thịt. Càng sai lầm hơn khi người ta tin rằng chỉ cần cho ăn thịt xay thì đã “đủ” tốt với thú cưng của họ trong khi chưa hề đáp ứng một nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu nào dựa trên tiêu chuẩn của AAFCO.
Thịt gà được sử dụng rất phổ biến trong thức ăn của thú cưng, dễ mua, giá rẻ nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang lại nhiều rủi ro. Trong thịt gà có chứa nhiều Omega 6 – một yếu tố gây viêm. Nếu chủ vật nuôi không ý thức được điều này, không biết cách loại bỏ yếu tố gây viêm trong thịt gà, cân bằng lượng Omega 3 và Omega 6 thì sau khi cho thú cưng sử dụng thịt gà một thời gian, không những sức khỏe long da của thú cưng bị ảnh hưởng mà sẽ còn mang lại nhiều triệu chứng của các căn bệnh mãn tính.
• Nhầm lẫn cơ bản thứ 2 là có sự khác biệt giữa chế độ dinh dưỡng của chó và của mèo. Xét về mặt sinh lý, cả 2 loài đều có nguồn gốc tổ tiên là động vật ăn thịt nhưng về nhu cầu dinh dưỡng chúng có nhiều điểm khác biệt chẳng hạn như khả năng tiêu thụ Carbohydrate trong chế độ ăn của chó nhiều hơn của mèo. Do đó, không chỉ tỉ lệ thích hợp mà chủ nuôi còn phải phân biệt, lựa chọn nguồn bổ sung Carbs sao cho phù hợp với chó hay mèo của họ.
Mặt khác, trong quá trình chế biến thức ăn tại nhà cho thú cưng, nhiều chủ nuôi đã tự ý làm chin một số loại thực phẩm thông thường là các loại rau củ. Khi trộn lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã nấu chin có thể tạo ra nhiều bất lợi cho hệ tiêu hóa của thú cưng, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Về mặt cấu trúc thực phẩm cũng không được đồng nhất, ảnh hưởng đến mùi vị, hạn chế thời gian bảo quản.
• Bỏ qua các loại bổ sung vi chất. Để một công thức dinh dưỡng có mức cân bằng tương đối hoàn chỉnh, ngoài những thành phần chính của thực phẩm chủ nuôi cần có kỹ năng sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Đây có thể là cạm bẫy đối với nhiều người vì thị trường thực phẩm bổ sung quá rộng lớn, bạn cần phải biết đâu là hợp chất cần thiết cho chế độ dinh dưỡng của thú cưng của mình. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp có thể trái ngược hoàn toàn, vì bổ sung bừa phứa làm thừa chất dinh dưỡng dẫn đến nhiều hệ quả khác cho sức khỏe của thú cưng.
• Trái lại với suy nghĩ của nhiều chủ nuôi, tự chế biến thực phẩm cho thú cưng tại nhà đôi khi phải chịu chi phí cao hơn so với thực phẩm thương mại. Lợi thế của sản phẩm thương mại là sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, họ có đủ nhà cung cấp nguyên liệu với giá rẻ hơn so với thị trường, chi phí vận hành sản xuất thấp là những yếu tố tạo nên một sản phẩm có mức giá phải chăng so với tự chế biến thực phẩm tại nhà. Do đó, chủ nuôi cũng có thể cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín, phù hợp thay vì tự chế biến tại nhà.
Và tóm lại, nếu bạn đủ khả năng giải quyết bài toán cân bằng dinh dưỡng, hiểu được nhu cầu thiết yếu của thú cưng thì một chế độ ăn tự chế biến tại nhà sẽ giúp thú cưng hưởng được nhiều lợi ích nhất, bảo đảm được nguồn gốc thực phẩm, tránh được các thực phẩm có chứa chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu hoặc các chất độc hại với sức khỏe của thú cưng. Ngược lại, một chế độ ăn không được cân bằng dinh dưỡng về lâu về dài sẽ mang lại hậu quả tiêu cực khó lường với sức khoẻ thú cưng.
CÓ NÊN TỰ CHẾ BIẾN THỨC ĂN CHO THÚ CƯNG?
Ngày càng có nhiều chủ nuôi ý thức được tầm quan trọng của một chế độ ăn phù hợp mang lại nhiều giá trị với sức khỏe của thú cưng, là nền tảng cho chất lượng cuộc sống của chúng, và nhiều chủ nuôi đã bắt tay vào việc tự chế biến thức ăn tại nhà cho các bé cưng. Việc tự chế biến thức ăn tại nhà cho thú cưng mang lại nhiều giá trị niềm tin, đảm bảo nguồn thực phẩm và luôn nhận được sự khuyến khích. Tuy nhiên, bên cạnh lợi ích chế độ ăn tự làm tại nhà mang lại thì cũng đồng thời cảnh báo rằng, không phải lúc nào tự chế biến cũng thật sự mang lại lợi ích và rất dễ mắc sai lầm.
Chủ nuôi có thể khẳng định 100% thực phẩm tự chế biến tại nhà là “thức ăn thực”, họ hoán đổi một vài thành phần luân phiên giữa các bữa ăn và thêm vào các loại bổ sung có sẵn trên thị trường, áp dụng một số công thức trên Internet hoặc chia sẻ trong các cộng đồng thú cưng và an tâm là nó hoàn toàn ổn với thú cưng của họ. Trên thực tế, mỗi loại thực phẩm được làm ra đều phải có quy chuẩn khuôn khổ dựa trên nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu để khi tiêu thụ, thực phẩm đó không chỉ “lót dạ” qua bữa mà còn đáp ứng cho nhu cầu duy trì và phát triển của thú cưng. Rắc rối ở chỗ, chúng đều có mắt xích với nhau và đòi hỏi chủ nuôi phải đủ am hiểu nhu cầu cơ bản cá nhân vật nuôi của họ, sau đó mới giải bài toán cân bằng.
# Lợi ích
Các lợi ích tiềm năng không thể phủ nhận mà chế độ ăn tự chế biến mang lại là bạn có thể biết chính xác những gì thú cưng của mình nạp vào cơ thể. Những loại thức ăn bán trên thị trường dù có uy tín nhưng vẫn luôn đặt dấu chấm hỏi với chủ nuôi.
Từ việc tự chọn lựa các thành phần trong chế độ ăn đảm bảo được rằng các thành phần này luôn có tỷ lệ tiêu hóa cao sau khi thú cưng tiêu thụ. Thực phẩm được hấp thụ tốt sẽ không được tống ra ngoài như một chất cặn bã nên phân của thú cưng lúc nào cũng có khối lượng nhỏ hơn so với tiêu thụ các loại thực phẩm rác kém hấp thụ.
Ngoài ra, chủ vật nuôi có thể tự điều chỉnh chế độ ăn sao cho phù hợp với tình trạng của thú cưng nhất. Trong một số giai đoạn phát triển hay tình trạng bệnh lý cá nhân, thú cưng cần một chế độ ăn hợp lý cho nhu cầu phục hồi thì chủ nuôi có thể cân nhắc thêm bớt các thành phần có ích cho các loại nhu cầu này. Nhưng điều này lại đòi hỏi chủ nuôi có mức kiến thức đủ rộng để am hiểu về thực phẩm, cách tính toán hoặc đơn giản là có thấu hiểu được nhu cầu cần thiết của thú cưng hay không.
# Hạn chế tiềm ẩn
Nhiều chủ vật nuôi mới bắt đầu nhập môn tự chế biến thức ăn hay nhầm lẫn rằng RAWFOOD chỉ dừng lại ở khái niệm thịt tươi sống đồng nghĩa với việc chỉ cho thú cưng của mình ăn một hai loại thịt cơ bản nhưng trên thực tế RAWFOOD có nghĩa rộng hơn rất nhiều và dù bất cứ chế độ dinh dưỡng nào thì cân bằng dinh dưỡng luôn là yếu tố tiên quyết mà nếu không triệt để được vấn đề này, chế độ ăn tự chế biến thậm chí còn tồi tệ hơn thức ăn thương mại rẻ tiền.
• Mặc dù thịt tươi là điểm khởi đầu tốt khi chủ nuôi nhận thức được tầm quan trọng của dinh dưỡng nhưng nó không đại diện cho một chế độ ăn cân bằng. Một ví dụ thường lấy là công thức cơ bản 80/10/10 được chia sẻ và áp dụng với nhiều người lại không phải là công thức cân bằng dinh dưỡng, theo thời gian nó sẽ gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng với thú cưng của bạn ngay cả khi bạn thay đổi và luân phiên 3-4 loại thịt. Càng sai lầm hơn khi người ta tin rằng chỉ cần cho ăn thịt xay thì đã “đủ” tốt với thú cưng của họ trong khi chưa hề đáp ứng một nhu cầu dinh dưỡng tối thiểu nào dựa trên tiêu chuẩn của AAFCO.
Thịt gà được sử dụng rất phổ biến trong thức ăn của thú cưng, dễ mua, giá rẻ nhưng nếu sử dụng không đúng cách sẽ mang lại nhiều rủi ro. Trong thịt gà có chứa nhiều Omega 6 – một yếu tố gây viêm. Nếu chủ vật nuôi không ý thức được điều này, không biết cách loại bỏ yếu tố gây viêm trong thịt gà, cân bằng lượng Omega 3 và Omega 6 thì sau khi cho thú cưng sử dụng thịt gà một thời gian, không những sức khỏe long da của thú cưng bị ảnh hưởng mà sẽ còn mang lại nhiều triệu chứng của các căn bệnh mãn tính.
• Nhầm lẫn cơ bản thứ 2 là có sự khác biệt giữa chế độ dinh dưỡng của chó và của mèo. Xét về mặt sinh lý, cả 2 loài đều có nguồn gốc tổ tiên là động vật ăn thịt nhưng về nhu cầu dinh dưỡng chúng có nhiều điểm khác biệt chẳng hạn như khả năng tiêu thụ Carbohydrate trong chế độ ăn của chó nhiều hơn của mèo. Do đó, không chỉ tỉ lệ thích hợp mà chủ nuôi còn phải phân biệt, lựa chọn nguồn bổ sung Carbs sao cho phù hợp với chó hay mèo của họ.
Mặt khác, trong quá trình chế biến thức ăn tại nhà cho thú cưng, nhiều chủ nuôi đã tự ý làm chin một số loại thực phẩm thông thường là các loại rau củ. Khi trộn lẫn thực phẩm tươi sống và thực phẩm đã nấu chin có thể tạo ra nhiều bất lợi cho hệ tiêu hóa của thú cưng, dễ dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Về mặt cấu trúc thực phẩm cũng không được đồng nhất, ảnh hưởng đến mùi vị, hạn chế thời gian bảo quản.
• Bỏ qua các loại bổ sung vi chất. Để một công thức dinh dưỡng có mức cân bằng tương đối hoàn chỉnh, ngoài những thành phần chính của thực phẩm chủ nuôi cần có kỹ năng sử dụng các loại thực phẩm bổ sung. Đây có thể là cạm bẫy đối với nhiều người vì thị trường thực phẩm bổ sung quá rộng lớn, bạn cần phải biết đâu là hợp chất cần thiết cho chế độ dinh dưỡng của thú cưng của mình. Bên cạnh đó, nhiều trường hợp có thể trái ngược hoàn toàn, vì bổ sung bừa phứa làm thừa chất dinh dưỡng dẫn đến nhiều hệ quả khác cho sức khỏe của thú cưng.
• Trái lại với suy nghĩ của nhiều chủ nuôi, tự chế biến thực phẩm cho thú cưng tại nhà đôi khi phải chịu chi phí cao hơn so với thực phẩm thương mại. Lợi thế của sản phẩm thương mại là sản xuất hàng loạt với số lượng lớn, họ có đủ nhà cung cấp nguyên liệu với giá rẻ hơn so với thị trường, chi phí vận hành sản xuất thấp là những yếu tố tạo nên một sản phẩm có mức giá phải chăng so với tự chế biến thực phẩm tại nhà. Do đó, chủ nuôi cũng có thể cân nhắc lựa chọn cơ sở uy tín, phù hợp thay vì tự chế biến tại nhà.
Và tóm lại, nếu bạn đủ khả năng giải quyết bài toán cân bằng dinh dưỡng, hiểu được nhu cầu thiết yếu của thú cưng thì một chế độ ăn tự chế biến tại nhà sẽ giúp thú cưng hưởng được nhiều lợi ích nhất, bảo đảm được nguồn gốc thực phẩm, tránh được các thực phẩm có chứa chất bảo quản, hương liệu, phẩm màu hoặc các chất độc hại với sức khỏe của thú cưng. Ngược lại, một chế độ ăn không được cân bằng dinh dưỡng về lâu về dài sẽ mang lại hậu quả tiêu cực khó lường với sức khoẻ thú cưng.
Chế độ ăn nguyên thủy thuần tự nhiên cho mèo là gì? CHẾ ĐỘ ĂN THUẦN TỰ NHIÊN LÀ GÌ?
Động vật ăn thịt bắt buộc là gì? ĐỘNG VẬT ĂN THỊT BẮT BUỘC? – HIỂU ĐÚNG VỀ RAW FOOD
Lợi ích của RAW FOOD? SỰ THẬT VỀ LỢI ÍCH CỦA CHẾ ĐỘ ĂN THUẦN TỰ NHIÊN
https://www.facebook.com/GeniiRaw/photos/a.722907984959410/1028445137739025/