Khi cắt một cục thịt tươi hay rã đông Rawfood cho thú cưng, bạn sẽ thấy một chất lỏng màu đỏ tươi chảy ra từ đó. Nhiều người có xu hướng bỏ qua loại chất lỏng này một cách lãng phí, chính chất lỏng màu máu đó chứa rất nhiều loại dinh dưỡng vi chất đặc biệt tốt cho mèo – nó gọi là Myoglobin.
1. Myoglobin trong Rawfood.
1.1. Myoglobin là gì?
Myoglobin là một loại Protein tan trong nước, chịu trách nhiệm cho màu sắc của thịt được gọi là huyết sắc tố. Những loại thịt cơ sẫm màu có chứa nhiều Myoglobin hơn những loại thịt trắng.
Dựa trên hoạt động co giãn nhanh chậm của cơ bắp, cơ thể sinh vật được chia thành 2 nhóm cơ gọi là cơ nhanh và cơ chậm.
Các loại thịt trắng, nhạt màu thuộc nhóm cơ nhanh, không sử dụng oxy để làm nhiên liệu hoạt động. Do đó, mật độ Myoglobin, ti thể và các mao mạch cũng thấp. Ví dụ như: thịt ức gà, ức vịt,..
Các loại thịt sẫm màu, có cấu trúc sợi cơ nhỏ và sẫm màu (red fiber) cần rất nhiều nhiên liệu oxy do quá trình co cơ chậm và hoạt động bền bỉ hơn nên thường có mật độ Myoglobin, ti thể và mao mạch dầy đặc. Ví dụ điển hình là tim động vật, tim hoạt động bền bỉ suốt từ khi còn trong bào thai đến khi kết thúc sinh mệnh đó nên ta thường thấy tim động vật luôn có màu sẫm hơn các loại thịt cơ khác.
1.2. Vì sao Myoglobin quan trọng?
Nhìn chung, Protein từ các loại thịt đỏ, thịt sẫm màu cũng mang nhiều giá trị dinh dưỡng hơn các loại Protein từ thịt trắng, cung cấp nhiều Protein hơn, chứa nhiều chất béo thiết yếu và rất nhiều nguyên tố vi lượng trong dinh dưỡng.
Myoglobin có mối liên kết chặt chẽ với các yếu tố dinh dưỡng thuộc nhóm tan trong nước bao gồm Taurine, Vitamin nhóm B và các khoáng chất quan trọng vì bản chất Myoglobin cũng tan trong nước. Do đó, khi cắt thịt hay rã đông thịt, phần chất lỏng màu đỏ chảy ra mang theo các chất dinh dưỡng kể trên, nếu bạn bỏ qua loại chất lỏng đặc biệt này sẽ làm thất thoát rất nhiều chất quan trọng đối với sức khỏe thú cưng đặc biệt là mèo (xem lợi ích của TAURINE )
Ngoài ra, Myoglobin còn quan trọng vì nó còn giúp chúng ta đánh giá độ tươi của thịt bằng trực quan.
Mèo đang ăn Rawfood có chứa Myoglobin.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới màu sắc thịt
Bạn có biết vì sao khi thịt sau khi thái xong để ở ngoài nhiệt độ bình thường sẽ nhanh chóng chuyển đổi màu không? Genii sẽ giải thích quá trình biến đổi màu sắc của thịt, giúp các bạn đánh giá trạng thái của thịt.
Đầu tiên khi quá trình giết mỗ kết thúc, cơ thể động vật ngừng quá trình cung cấp Oxy cho cơ thể và lúc này các tế bào trong mô cơ rất đói Oxy (hiếu khí). Cấu trúc trong nhân của Myoglobin có chứa nguyên tố sắt hóa trị 2 (Fe2), chính nguyên tố Fe sau khi tiếp xúc với Oxy (quá trình hô hấp của tế bào) sẽ tạo thành Oxymyoglobin (OMb) có màu đỏ tươi. Phần lõi thịt bên trong không được tiếp xúc với Oxy mà tồn tại trong môi trường CO2 tạo thành Carboxymyoglobin (COMb) có màu đỏ mận nhưng COMb không bền, sẽ chuyển thành deoxymyoglobin (DMb) có màu đỏ tía. Đó là lý do vì sao phần thịt bên ngoài có màu đỏ tươi nhưng lỏi thịt thường có màu đỏ tía.
Kế tiếp, Thịt được giết mổ trong thời gian lâu, tế bào ngừng quá trình hô hấp khiến OMb chuyển DMb hay nói cách khác thịt từ đỏ tươi chuyển sang đỏ tía.
Sau cùng, thịt được tồn trữ ở nhiệt độ thường, các enzyme thủy phân trong mô chết (thịt chết) hoạt động mạnh cộng với tác nhân từ các vi khuẩn, vi sinh vật của môi trường dẫn đến quá trình phân hủy, hư hỏng, ươn thối xảy ra đồng thời DMb đỏ tía ở giai đoạn trước chuyển thành Metmyoglobin (MMb) có màu đỏ nâu (quá trình oxit Fe hóa trị 2 thành Fe hóa trị 3 có màu đỏ nâu).
Tổng hợp quá trình kể trên, bạn có thể nhận thấy các kệ hàng thịt ở chợ sau một thời gian từ sáng đến chiều thì thịt sẽ chuyển hóa từ màu đỏ tươi lần lượt sang màu đỏ tía và sau cùng là đỏ nâu có mùi hôi thối. Nếu thịt được giết mổ, bảo quản đúng quy trình với nhiệt độ và môi trường thích hợp sẽ luôn giữ được thịt tươi, màu sắc bắt mắt hơn.
Màu sắc thịt còn phụ thuộc một số yếu tố:
1. Tuổi thọ và mức độ vận động. Động vật có tuổi thọ cao, vận động nhiều thì thịt có màu sẫm hơn. Ví dụ: Thịt bò luôn có màu sẫm hơn thịt bê con.
2. Giống loài. Một số loài được phân vào nhóm thịt trắng bao gồm gia cầm như gà vịt và các loại cá song. Thịt heo cũng tương đối sáng màu hơn các loại thịt khác nhưng heo vẫn là thịt đỏ.
3. Kích thước động vật. Các động vật có kích thước to thường có mật độ Myoglobin nhiều hơn các động vật có kích thước nhỏ nên thịt cũng sẫm màu hơn. Ví dụ: Thịt bò luôn sẫm màu hơn thịt thỏ.
4. Tình trạng động vật. Các con đực chưa thiến cũng có mật độ Myoglobin nhiều hơn các con đã bị thiến, do đó màu sắc thịt cũng có khác biệt.
5. Nhiệt hóa. Protein Myoglobin rất nhạt với nhiệt, đặc biệt nhiệt trên 70 độ C, thịt sẽ có màu nâu. Khi bạn nấu thịt càng lâu thịt sẽ có xu hướng trở thành màu đen cho đến khét.
6. Các chất phụ gia. Trong công nghiệp thực phẩm, để giữ màu sắc của thịt luôn tươi sáng, người ta sử dụng các chất phụ gia như axit ascorbic, muối nitrit, muối nitrat,…Nhưng các bạn nên nhớ, thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe tuyệt đối không chứa chất phụ gia.
ĐỪNG LÃNG PHÍ MYOGLOBIN! Hãy để mèo vét sạch nước trong RAWFOOD!
Khi cắt một cục thịt tươi hay rã đông Rawfood cho thú cưng, bạn sẽ thấy một chất lỏng màu đỏ tươi chảy ra từ đó. Nhiều người có xu hướng bỏ qua loại chất lỏng này một cách lãng phí, chính chất lỏng màu máu đó chứa rất nhiều loại dinh dưỡng vi chất đặc biệt tốt cho mèo – nó gọi là Myoglobin.
1. Myoglobin trong Rawfood.
1.1. Myoglobin là gì?
Myoglobin là một loại Protein tan trong nước, chịu trách nhiệm cho màu sắc của thịt được gọi là huyết sắc tố. Những loại thịt cơ sẫm màu có chứa nhiều Myoglobin hơn những loại thịt trắng.
Dựa trên hoạt động co giãn nhanh chậm của cơ bắp, cơ thể sinh vật được chia thành 2 nhóm cơ gọi là cơ nhanh và cơ chậm.
Các loại thịt trắng, nhạt màu thuộc nhóm cơ nhanh, không sử dụng oxy để làm nhiên liệu hoạt động. Do đó, mật độ Myoglobin, ti thể và các mao mạch cũng thấp. Ví dụ như: thịt ức gà, ức vịt,..
Các loại thịt sẫm màu, có cấu trúc sợi cơ nhỏ và sẫm màu (red fiber) cần rất nhiều nhiên liệu oxy do quá trình co cơ chậm và hoạt động bền bỉ hơn nên thường có mật độ Myoglobin, ti thể và mao mạch dầy đặc. Ví dụ điển hình là tim động vật, tim hoạt động bền bỉ suốt từ khi còn trong bào thai đến khi kết thúc sinh mệnh đó nên ta thường thấy tim động vật luôn có màu sẫm hơn các loại thịt cơ khác.
1.2. Vì sao Myoglobin quan trọng?
Nhìn chung, Protein từ các loại thịt đỏ, thịt sẫm màu cũng mang nhiều giá trị dinh dưỡng hơn các loại Protein từ thịt trắng, cung cấp nhiều Protein hơn, chứa nhiều chất béo thiết yếu và rất nhiều nguyên tố vi lượng trong dinh dưỡng.
Myoglobin có mối liên kết chặt chẽ với các yếu tố dinh dưỡng thuộc nhóm tan trong nước bao gồm Taurine, Vitamin nhóm B và các khoáng chất quan trọng vì bản chất Myoglobin cũng tan trong nước. Do đó, khi cắt thịt hay rã đông thịt, phần chất lỏng màu đỏ chảy ra mang theo các chất dinh dưỡng kể trên, nếu bạn bỏ qua loại chất lỏng đặc biệt này sẽ làm thất thoát rất nhiều chất quan trọng đối với sức khỏe thú cưng đặc biệt là mèo (xem lợi ích của TAURINE )
Ngoài ra, Myoglobin còn quan trọng vì nó còn giúp chúng ta đánh giá độ tươi của thịt bằng trực quan.
Mèo đang ăn Rawfood có chứa Myoglobin.
2. Các yếu tố ảnh hưởng tới màu sắc thịt
Bạn có biết vì sao khi thịt sau khi thái xong để ở ngoài nhiệt độ bình thường sẽ nhanh chóng chuyển đổi màu không? Genii sẽ giải thích quá trình biến đổi màu sắc của thịt, giúp các bạn đánh giá trạng thái của thịt.
Đầu tiên khi quá trình giết mỗ kết thúc, cơ thể động vật ngừng quá trình cung cấp Oxy cho cơ thể và lúc này các tế bào trong mô cơ rất đói Oxy (hiếu khí). Cấu trúc trong nhân của Myoglobin có chứa nguyên tố sắt hóa trị 2 (Fe2), chính nguyên tố Fe sau khi tiếp xúc với Oxy (quá trình hô hấp của tế bào) sẽ tạo thành Oxymyoglobin (OMb) có màu đỏ tươi. Phần lõi thịt bên trong không được tiếp xúc với Oxy mà tồn tại trong môi trường CO2 tạo thành Carboxymyoglobin (COMb) có màu đỏ mận nhưng COMb không bền, sẽ chuyển thành deoxymyoglobin (DMb) có màu đỏ tía. Đó là lý do vì sao phần thịt bên ngoài có màu đỏ tươi nhưng lỏi thịt thường có màu đỏ tía.
Kế tiếp, Thịt được giết mổ trong thời gian lâu, tế bào ngừng quá trình hô hấp khiến OMb chuyển DMb hay nói cách khác thịt từ đỏ tươi chuyển sang đỏ tía.
Sau cùng, thịt được tồn trữ ở nhiệt độ thường, các enzyme thủy phân trong mô chết (thịt chết) hoạt động mạnh cộng với tác nhân từ các vi khuẩn, vi sinh vật của môi trường dẫn đến quá trình phân hủy, hư hỏng, ươn thối xảy ra đồng thời DMb đỏ tía ở giai đoạn trước chuyển thành Metmyoglobin (MMb) có màu đỏ nâu (quá trình oxit Fe hóa trị 2 thành Fe hóa trị 3 có màu đỏ nâu).
Tổng hợp quá trình kể trên, bạn có thể nhận thấy các kệ hàng thịt ở chợ sau một thời gian từ sáng đến chiều thì thịt sẽ chuyển hóa từ màu đỏ tươi lần lượt sang màu đỏ tía và sau cùng là đỏ nâu có mùi hôi thối. Nếu thịt được giết mổ, bảo quản đúng quy trình với nhiệt độ và môi trường thích hợp sẽ luôn giữ được thịt tươi, màu sắc bắt mắt hơn.
Màu sắc thịt còn phụ thuộc một số yếu tố:
1. Tuổi thọ và mức độ vận động. Động vật có tuổi thọ cao, vận động nhiều thì thịt có màu sẫm hơn. Ví dụ: Thịt bò luôn có màu sẫm hơn thịt bê con.
2. Giống loài. Một số loài được phân vào nhóm thịt trắng bao gồm gia cầm như gà vịt và các loại cá song. Thịt heo cũng tương đối sáng màu hơn các loại thịt khác nhưng heo vẫn là thịt đỏ.
3. Kích thước động vật. Các động vật có kích thước to thường có mật độ Myoglobin nhiều hơn các động vật có kích thước nhỏ nên thịt cũng sẫm màu hơn. Ví dụ: Thịt bò luôn sẫm màu hơn thịt thỏ.
4. Tình trạng động vật. Các con đực chưa thiến cũng có mật độ Myoglobin nhiều hơn các con đã bị thiến, do đó màu sắc thịt cũng có khác biệt.
5. Nhiệt hóa. Protein Myoglobin rất nhạt với nhiệt, đặc biệt nhiệt trên 70 độ C, thịt sẽ có màu nâu. Khi bạn nấu thịt càng lâu thịt sẽ có xu hướng trở thành màu đen cho đến khét.
6. Các chất phụ gia. Trong công nghiệp thực phẩm, để giữ màu sắc của thịt luôn tươi sáng, người ta sử dụng các chất phụ gia như axit ascorbic, muối nitrit, muối nitrat,…Nhưng các bạn nên nhớ, thực phẩm sạch tốt cho sức khỏe tuyệt đối không chứa chất phụ gia.
Chế độ ăn nguyên thủy thuần tự nhiên cho mèo là gì? CHẾ ĐỘ ĂN THUẦN TỰ NHIÊN LÀ GÌ?
Động vật ăn thịt bắt buộc là gì? ĐỘNG VẬT ĂN THỊT BẮT BUỘC? – HIỂU ĐÚNG VỀ RAW FOOD
Lợi ích của RAW FOOD? SỰ THẬT VỀ LỢI ÍCH CỦA CHẾ ĐỘ ĂN THUẦN TỰ NHIÊN
https://www.facebook.com/GeniiRaw/photos/a.722907984959410/1034958567087682/