Ngay khi ngồi viết bài viết này, từ hơi thở, từng suy nghĩ, cử chỉ ánh nhìn, thao tác tay, tư thế ngồi,…và cũng vậy, khi bạn đang đọc bài viết này, suy ngẫm về nó, đưa tay gãi đầu, mắt tròn xoe long lanh sáng ngời, miệng cười mỉm…Tất cả hoạt động đó đều được các Enzyme trong cơ thể điều phối. Vậy Enzyme là gì? Tầm quan trọng của nó với cơ thể sống ra sao?
Enzyme (hay còn gọi là men), là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein được cấu tạo từ tế bào. Dù là thực vật hay động vật, bất kể nơi nào có sự sống thì đều tồn tại các Enzyme này.
Enzyme tham gia xúc tác vào tất cả các quá trình tổng hợp, phân giải, vận chuyển, đào thải các chất, giải độc, cung cấp năng lượng,..để DUY TRÌ SỰ SỐNG. Có tới hơn 5000 loại Enzyme, được chia thành hai nhóm chính là Enzyme tiêu hóa và Enzyme chuyển hóa. Ở người có 5 loại Enzyme tiêu hóa thức ăn có trong tuyến nước bọt nhưng cấu tạo tự nhiên của mèo lại rất hạn chế với Enzyme Amylase (một enzyme phân giải tinh bột), điều đó có nghĩa là khi chế độ ăn có nhiều tinh bột thì gan, thận của mèo bắt buộc phải tiết nhiều nhóm Enzyme khác để phân giải tinh bột, chuyển hóa chúng thành dạng năng lượng dự trữ – Mèo có thể dễ dàng bị tăng cân, béo phì, tích mỡ. Mặt khác, khi nguồn Enzyme bị lạm dụng để sử dụng cho quá trình không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến các cơ quan khác, các quá trình sinh hóa của cơ thể cũng bị thay đổi cho đến khi bị vắt cạn thì một số cơ quan như gan, thận sẽ gặp các “vấn đề” do công việc sản xuất Enzyme “quá tải”, hoặc có thể giải thích dễ hiểu hơn “Enzyme chính là nguồn sống của cơ thể sống, một khi dần cạn kiệt thì sự sống sẽ chấm dứt” – Theo bác sĩ Hiromi Shinya.
Động vật có biết cách dự trữ nguồn năng lượng sống này không?
Chính xác thì dự trữ Enzyme chính là vòng lập của chuỗi thức ăn tự nhiên. Động vật được chia làm ba nhóm chính, động vật ăn cỏ (thực vật), động vật ăn thịt và động vật ăn tạp.
Vòng lập bắt đầu từ nguồn thức ăn thực vật chứa nhiều Enzyme => Động vật ăn cỏ tiêu thụ lượng thức ăn này nên nội tạng của chúng cũng chứa nhiều Enzyme => Động vật ăn thịt ăn động vật ăn cỏ, tiêu thụ cả phần nội tạng để cung cấp Enzyme cho cơ thể và cuối cùng khi động vật chết đi thì xác của chúng sẽ là nguồn phân bón làm cỏ cây tươi tốt.
Còn với loài ăn tạp (ví dụ điển hình là con người), vấn đề dinh dưỡng được thể hiện qua tập tính săn bắt hái lượm từ thuở ban sơ, nguồn thức ăn cũng đa dạng do tập tính đó (nhặt được gì, săn được gì thì sẽ ăn món đó) và vì vậy, với cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn tìm kiếm một chế độ ăn cân bằng để phù hợp với cơ thể với tự nhiên. Chó mèo cũng như thế, cũng phải đưa chúng về đúng với loài đích thực thì mới đảm bảo được sức khỏe.
Vậy làm thế nào để cung cấp Enzyme?
Enzyme đơn giản được cung cấp cho cơ thể qua thức ăn nhưng thức ăn phải đúng loại. Điều mà tất cả các loại thức ăn qua chế biến, có tác động của nhiệt độ cao không bao giờ đạt được nguồn cung Enzyme cho mèo. Enzyme KỴ NHIỆT, khi chế biến với nhiệt độ trên 40 độ C sẽ phá hỏng các loại Enzyme có trong thức ăn.
Mọi người thường có tâm lý sợ hãi với các loại nội tạng như gan. Nhưng nội tạng chính là nguồn cung Enzyme tuyệt vời đối với mèo. Vậy nên, Genii luôn khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm ở thể tươi sống được cân bằng kỹ lưỡng với các thành phần nội tạng để bảo đảm được nguồn Enzyme.
Nói tóm lại, Enzyme là nguồn năng lượng của tất cả sự sống. Việc bổ sung, dự trữ enzyme là điều mật thiết của động vật kể cả con người. Do đó, không chỉ đối với chế độ ăn của chúng ta, chó mèo cũng cần phải cân bằng nguồn dự trữ này. Để hiểu thêm về Enzyme mời bạn đọc tác phẩm Nhân Tố Enzyme – Bác sĩ Hiromi Shinya.
NHÂN TỐ ENZYME – NHÂN TỐ QUAN TRỌNG BỊ LÃNG QUÊN
Ngay khi ngồi viết bài viết này, từ hơi thở, từng suy nghĩ, cử chỉ ánh nhìn, thao tác tay, tư thế ngồi,…và cũng vậy, khi bạn đang đọc bài viết này, suy ngẫm về nó, đưa tay gãi đầu, mắt tròn xoe long lanh sáng ngời, miệng cười mỉm…Tất cả hoạt động đó đều được các Enzyme trong cơ thể điều phối. Vậy Enzyme là gì? Tầm quan trọng của nó với cơ thể sống ra sao?
Enzyme (hay còn gọi là men), là chất xúc tác sinh học có thành phần cơ bản là protein được cấu tạo từ tế bào. Dù là thực vật hay động vật, bất kể nơi nào có sự sống thì đều tồn tại các Enzyme này.
Enzyme tham gia xúc tác vào tất cả các quá trình tổng hợp, phân giải, vận chuyển, đào thải các chất, giải độc, cung cấp năng lượng,..để DUY TRÌ SỰ SỐNG. Có tới hơn 5000 loại Enzyme, được chia thành hai nhóm chính là Enzyme tiêu hóa và Enzyme chuyển hóa. Ở người có 5 loại Enzyme tiêu hóa thức ăn có trong tuyến nước bọt nhưng cấu tạo tự nhiên của mèo lại rất hạn chế với Enzyme Amylase (một enzyme phân giải tinh bột), điều đó có nghĩa là khi chế độ ăn có nhiều tinh bột thì gan, thận của mèo bắt buộc phải tiết nhiều nhóm Enzyme khác để phân giải tinh bột, chuyển hóa chúng thành dạng năng lượng dự trữ – Mèo có thể dễ dàng bị tăng cân, béo phì, tích mỡ. Mặt khác, khi nguồn Enzyme bị lạm dụng để sử dụng cho quá trình không đúng mục đích sẽ ảnh hưởng trầm trọng đến các cơ quan khác, các quá trình sinh hóa của cơ thể cũng bị thay đổi cho đến khi bị vắt cạn thì một số cơ quan như gan, thận sẽ gặp các “vấn đề” do công việc sản xuất Enzyme “quá tải”, hoặc có thể giải thích dễ hiểu hơn “Enzyme chính là nguồn sống của cơ thể sống, một khi dần cạn kiệt thì sự sống sẽ chấm dứt” – Theo bác sĩ Hiromi Shinya.
Động vật có biết cách dự trữ nguồn năng lượng sống này không?
Chính xác thì dự trữ Enzyme chính là vòng lập của chuỗi thức ăn tự nhiên. Động vật được chia làm ba nhóm chính, động vật ăn cỏ (thực vật), động vật ăn thịt và động vật ăn tạp.
Vòng lập bắt đầu từ nguồn thức ăn thực vật chứa nhiều Enzyme => Động vật ăn cỏ tiêu thụ lượng thức ăn này nên nội tạng của chúng cũng chứa nhiều Enzyme => Động vật ăn thịt ăn động vật ăn cỏ, tiêu thụ cả phần nội tạng để cung cấp Enzyme cho cơ thể và cuối cùng khi động vật chết đi thì xác của chúng sẽ là nguồn phân bón làm cỏ cây tươi tốt.
Còn với loài ăn tạp (ví dụ điển hình là con người), vấn đề dinh dưỡng được thể hiện qua tập tính săn bắt hái lượm từ thuở ban sơ, nguồn thức ăn cũng đa dạng do tập tính đó (nhặt được gì, săn được gì thì sẽ ăn món đó) và vì vậy, với cuộc sống hiện đại ngày nay, con người luôn tìm kiếm một chế độ ăn cân bằng để phù hợp với cơ thể với tự nhiên. Chó mèo cũng như thế, cũng phải đưa chúng về đúng với loài đích thực thì mới đảm bảo được sức khỏe.
Vậy làm thế nào để cung cấp Enzyme?
Enzyme đơn giản được cung cấp cho cơ thể qua thức ăn nhưng thức ăn phải đúng loại. Điều mà tất cả các loại thức ăn qua chế biến, có tác động của nhiệt độ cao không bao giờ đạt được nguồn cung Enzyme cho mèo. Enzyme KỴ NHIỆT, khi chế biến với nhiệt độ trên 40 độ C sẽ phá hỏng các loại Enzyme có trong thức ăn.
Mọi người thường có tâm lý sợ hãi với các loại nội tạng như gan. Nhưng nội tạng chính là nguồn cung Enzyme tuyệt vời đối với mèo.
Vậy nên, Genii luôn khuyến khích khách hàng sử dụng sản phẩm ở thể tươi sống được cân bằng kỹ lưỡng với các thành phần nội tạng để bảo đảm được nguồn Enzyme.
Nói tóm lại, Enzyme là nguồn năng lượng của tất cả sự sống. Việc bổ sung, dự trữ enzyme là điều mật thiết của động vật kể cả con người. Do đó, không chỉ đối với chế độ ăn của chúng ta, chó mèo cũng cần phải cân bằng nguồn dự trữ này. Để hiểu thêm về Enzyme mời bạn đọc tác phẩm Nhân Tố Enzyme – Bác sĩ Hiromi Shinya.